Loading...
 

Cuộc thi kể chuyện

 

Narrative 794978 960 720

 

Thời lượng diễn thuyết

Cuộc thi Kể chuyện có mục tiêu tìm kiếm những người sáng tạo nên những câu chuyện và kể chuyện xuất sắc, có thể giải trí, lay động và giáo dục mọi người. Các câu chuyện phải là một sáng tạo nguyên gốc của thí sinh (thí sinh không thể chỉ đơn giản thuật lại một câu chuyện hiện có), nhưng chúng không nhất thiết phải xảy ra trong thực tế – mà có thể là hoàn toàn hư cấu. Câu chuyện có thể có bất kỳ bối cảnh gì – quá khứ, hiện tại hoặc tương lai, thế giới thực hoặc tưởng tượng.

Bài diễn thuyết tham dự Cuộc thi Kể chuyện phải có thời lượng tối đa là 10 phút.

Các câu chuyện có thể chứa đựng sự hài hước, nhưng không được chỉ dựa trên sự hài hước.

Lựa chọn ban giám khảo

Đối với các cuộc thi cấp Quốc gia trở lên, ban giám khảo sẽ không phải là thành viên Agora và đến từ các ngành nghề sau:

  • Chuyên gia truyền thông – phát thanh viên, người dẫn chương trình, diễn viên, nhà sản xuất, v.v., từ các ngành truyền hình, phát thanh, báo chí hoặc điện ảnh.
  • Nhà văn giả tưởng.
  • Nhà báo.
  • Diễn giả từ các chuỗi sự kiện nói chuyện trước công chúng chuyên nghiệp (thu phí).
  • Diễn giả từ các sự kiện diễn thuyết trước công chúng khác như TEDx., Munk Debates, v.v.


Chấm điểm diễn thuyết

Ban giám khảo sẽ chấm điểm bài diễn thuyết theo các tiêu chí sau. Mỗi tiêu chí được cho điểm từ 0 đến 10:

CHẤM ĐIỂM DIỄN THUYẾT KỂ CHUYỆN
Tiêu chí Giải thích Trọng số
Tính nguyên gốc Sẽ xem xét tính nguyên gốc của câu chuyện. 1
Diễn biến câu chuyện Sẽ xem xét cốt truyện tổng thể, phần mở đầu, phát triển, cao trào, v.v., và đặc biệt là liệu nó có cấu trúc rõ ràng và dễ hiểu với những phần chuyển tiếp liền mạch hay không. 2
Chân dung nhân vật

Sẽ xem xét các nhân vật trong truyện:

  • Đó là các nhân vật độc đáo hay rập khuôn?
  • Họ đã được mô tả chi tiết đầy đủ chưa?
  • Họ có đủ chiều sâu không hay nông như "tấm bìa"?
  • Người thuyết trình có cung cấp đủ bối cảnh không?
  • Có thể thiết lập một mối liên hệ cảm xúc – tích cực (thích) hoặc tiêu cực (không thích) – với họ không, hay là khó để liên hệ với họ?
2
Phát triển nhân vật Sẽ xem xét các nhân vật có phát triển và thay đổi trong suốt câu chuyện hay không. 2
Bối cảnh và ngữ cảnh Sẽ xem xét liệu người thuyết trình có cung cấp bối cảnh đủ chi tiết và phong phú để câu chuyện phát triển hay không. 2
Sử dụng ngôn ngữ Sẽ xem xét tính phong phú, biểu cảm và sinh động của ngôn ngữ được sử dụng. Khả năng người nói vẽ ra các hình ảnh trong tâm trí khán giả. 1
Chất lượng tường thuật Sẽ xem xét sự đa dạng ngữ điệu, ngôn ngữ cơ thể, khoảng dừng và các đặc điểm tường thuật khác. 1
Nội dung cảm xúc Sẽ xem xét khả năng truyền tải và khơi gợi đa dạng cảm xúc nơi khán giả của người kể chuyện. 2
Thông điệp xã hội Sẽ xem xét chiều sâu thông điệp đạo đức cốt lõi của câu chuyện. 2
Tính phổ quát Sẽ cân nhắc mức độ phổ quát của câu chuyện và mức độ dễ hiểu đối với khán giả từ các nền văn hóa và quốc gia khác nhau. 1

Mỗi bài diễn thuyết sẽ được tính điểm bình quân gia quyền của các điểm trên và đó sẽ là điểm cuối cùng được chấm cho thí sinh đó.

Danh hiệu

Người chiến thắng ở bất kỳ cấp độ nào ngoại trừ vòng Chung kết Thế giới sẽ đạt danh hiệu “Người Kể chuyện Hay Nhất (khu vực)”.


Contributors to this page: nga nguyen and agora .
Page last modified on Friday November 5, 2021 03:49:42 CET by nga nguyen.